MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Dự án: VM051 – FLEGT
Tiến trình đàm phán và thực thi hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) ở Việt Nam được dự báo sẽ tác động đến nhiều bên liên quan, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương trong đó bao gồm các hộ gia đình và cộng đồng sống phụ thuộc rừng. Liên minh Châu Âu (EU) luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới vai trò và sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là các cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng, để đảm bảo quyền lợi của họ trong quá trình thực hiện hiệp định VPA. Yêu cầu này đặt ra cho ngành sản xuất lâm nghiệp Việt Nam phải đạt được sự phát triển bền vững về môi trường, xã hội, tôn trọng quyền lợi của người bản địa và người lao động trong tất cả các mắt xích của ngành sản xuất lâm nghiệp từ trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất nhập khẩu. Trong đó, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp là phải chấp hành và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước và yêu cầu của hiệp định VPA-FLEGT.
Trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của CSOs" với sự hỗ trợ từ Liên minh Châu Âu (EU) thông qua tổ chức Stichting Fern, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) với cương vị là Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT, đã chủ trì việc tổ chức lớp tập huấn "Kỹ năng viết câu chuyện điển hình về Người dân và quản trị rừng" tại Khách sạn Công Đoàn Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên từ ngày 15-17/9/2016 với sự tham gia của 24 đại biểu được lựa chọn từ các tòa soạn và các tổ chức thành viên thuộc mạng lưới VNGO-FLEGT trên toàn quốc đang hoạt động hoặc quan tâm tới quản trị rừng.
 Mục tiêu của chương trình nhằm trang bị cho học viên những kĩ năng cần thiết như quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin cho bài viết. Phương pháp tiếp cận, cách thức lựa chọn đề tài, khai thác thông tin, kỹ năng trình bày số liệu, trích dẫn ý kiến, thống nhất cấu trúc và mô thức thông tin cũng được các giảng viên chú trọng trao đổi với học viên để họ có thể viết thành câu chuyện hoàn chỉnh. Dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên qua các bài tập nhóm, bài tập tình huống, thảo luận nhóm, thuyết trình và viết báo cáo cá nhân, sau khóa học các học viên đều có khả năng viết một câu chuyện điển hình về người dân và quản trị rừng gửi tới mạng lưới VNGO- FLEGT để xuất bản và gửi tới các bên liên quan.

VM051.1

Lớp tập huấn "Kỹ năng viết câu chuyện điển hình về Người dân và quản trị rừng"

VM051.2

Lớp tập huấn "Kỹ năng viết câu chuyện điển hình về Người dân và quản trị rừng"

Người soạn: Nguyễn Thế Cường

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt