MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hội thảo về hiệu quả phát triển trong Biến đổi khí hậu

(Tinmoitruong.vn)-Hội thảo Hiệu quả phát triển trong Biến đổi khí hậu (BĐKH) vừa được Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) tổ chức. Tham gia có bà Maria Theresa-Lauron-RoA cán bộ tư vấn kỹ thuật cao cấp của tổ chức Ibon VA của mạng Reality of Aid cùng đại diện một số cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội dân sự khác ở Việt Nam.

AideffectivenessCC

Toàn cảnh hội thảo - Hoàng Thắng

Bà Vũ Thị Bích Hợp - Giám đốc SRD trong phát biểu đề dẫn tại phiên đầu tiên của hội thảo đã khẳng định tính cấp bách của việc nâng cao năng lực cũng như vai trò của các Tổ chức Xã hội dân sự (CSO) đồng thời nhấn mạnh, nguồn tài chính đầu tư cho BĐKH hiện nay rất lớn, vấn đề là năng lực tiếp cận của các CSO thế nào, hiệu quả phát triển ra sao. Và đó cũng chính là lý do các đại biểu ngồi lại để cùng thảo luận nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn tài chính và nâng cao năng lực trong vấn đề này.

  Cũng trong phiên đầu tiên, cán bộ tư vấn kỹ thuật cao cấp của tổ chức Ibon VA của mạng Reality of Aid - bà Maria Theresa đã kịp thời thông tin các vấn đề thời sự nóng sốt mà các CSO cần nắm bắt. Tiếp đó, bà đi sâu về vấn đề tài chính, tài chính cho BĐKH. 5 nguyên tắc tài chính căn bản trong cấp tài chính cho BĐKH đã được bà Maria Theresa đưa ra tại hội thảo gồm: Bồi thường thỏa đáng và công bằng; quản trị một cách dân chủ; phải dựa trên nhân quyền; phải mang tính định hướng quốc gia và sở hữu dân chủ; hành động khí hậu là một phần quan trọng trong phát triển chung.   Bà cũng cho biết, hiện không ít nơi người ta vẫn nhầm lẫn giữa vốn ODA và Cấp tài chính cho BĐKH. Để tách bạch hai nguồn tài chính này, bà đã đưa ra "bức tường lửa" thông qua mục đích sử dụng của các nguồn tài chính trên. Theo đó,  xác định ODA là nguồn vốn dùng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và xóa đói ghèo còn Cấp tài chính BĐKH để chi trả cho hành động khí hậu (bao gồm thích ứng và giảm thiểu).   Đại diện các cơ quan chính phủ liên quan đến BĐKH cũng đã cho các CSO biết về một số hỗ trợ quốc tế hiện nay giúp Việt Nam ứng phó BĐKH, nguồn vốn và cơ chế tài chính hiện hành sử dụng nguồn hỗ trợ quốc tế thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC). Theo đại điện của Ban điều phối Chương trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khác với các chương trình/dự án thông thường: cơ quan thực hiện dự án chịu trách nhiệm tổng thể và quản lý trực tiếp dòng tiền và hoạt động, thì Chương trình SP-RCC là chương trình hỗ trợ trực tiếp ngân sách, tiền tài trợ sẽ được hòa ngân sách nhà nước và được quản lý và sử dụng theo các Luật định hiện hành của Việt Nam theo cơ chế tài chính đã được Thủ tướng phê duyệt.   Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng phó với BĐKH và Kế hoạch hành động quốc gia, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đang chủ trì xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh v.v....đây sẽ là những khuôn khổ pháp lý quan trọng giúp định hướng các hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu. Tại hội thảo, rất nhiều câu hỏi đã được các CSO đặt ra với đại diện các cơ quan chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các viện nghiên cứu. Các CSO ở Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa... cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động của mình tại địa phương. Tiếp đó là thảo luận nhóm để đưa ra những hạn chế và cùng tìm giải pháp khắc phục. Sau hai ngày làm việc tích cực và hiệu quả, phần lớn những khó khăn, vướng mắc đã được ghi nhận, chia sẻ và giải quyết cơ bản nhằm hướng tới xây dựng năng lực về cấp tài chính và hiệu quả viện trợ trong BĐKH.

-SRD-


Đối tác chiến lược ngành in

in bạt