MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Mạng lưới VNGO-FLEGT khởi động 3 dự án về VPA/FLEGT

Với cam kết chống lại việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp, năm 2003, Liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức công bố Chương trình hành động “Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT). Trọng tâm của Kế hoạch hành động này là việc đàm phán và thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với các quốc gia xuất khẩu gỗ để đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp.

Vào ngày 19/02/2014 vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thay mặt Ban điều hành Mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về FLEGT (VNGO-FLEGT) đã chủ trì hội thảo Khởi động và Lập kế hoạch các dự án về VPA/FLEGT của Mạng lưới. Hội thảo đã quy tụ nhiều đại biểu đến từ các tổ chức phi chính phủ (PCP) trong và ngoài nước, các nhà tài trợ quốc tế (FAO, EU, FERN, etc.), các cơ quan ban ngành Chính phủ cũng như các cơ quan truyền thông.

vngocc1Các đại biểu tham gia hội thảo

Hội thảo đã giới thiệu nội dung và xây dựng kế hoạch triển khai 03 dự án của Mạng lưới VNGO-FLEGT trong năm 2014, bao gồm:

i) Dự án “Thực thi FLEGT: thúc đẩy quản trị rừng hiệu quả trong ngành Lâm nghiệp” - hợp phần của dự án cấp khu vực do DFID tài trợ và FERN điều phối, với tổng số tiền đầu tư là 132.000 Euro;

ii) Dự án “Nâng cao năng lực cho các CSO và cộng đồng sống phụ thuộc rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình đàm phán và thực thi VPA” được Chương trình EU FAO FLEGT tài trợ với tổng số tiền hơn 127.000 Euro;

ii) Dự án “Thúc đẩy chương trình Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) thông qua sự tham gia chủ động của các Tổ chức xã hội dân sự” do Ủy ban châu Âu tài trợ với số tiền đầu tư lên tới hơn 437.000 Euro.

Đồng thời tại tại hội thảo, kết quả 02 nghiên cứu do Mạng lưới VNGO-FLEGT triển khai trong năm 2013 i) Nghiên cứu tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế của một số nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương (LIA) và ii) Nghiên cứu tình hình thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 liên quan tới hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn đã được chia sẻ và thảo luận.

vngocc2

Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT và ông Jong Ha Bae, đại diện Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tại Việt Nam

Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán VPA vào năm 2010 và dự kiến sẽ kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm 2014. Theo sát từng bước của tiến trình này, VNGO-FLEGT đã và đang có những ý kiến đóng góp quan trọng góp phần nâng cao nhận thức về VPA/FLEGT, thúc đẩy sự đồng thuận giữa các bên liên quan đặc biệt là của nhóm cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc thực thi VPA/FLEGT trong tương lai.

Với lợi thế kinh nghiệm triển khai nhiều hoạt động cấp cộng đồng, các tổ chức PCP đã trở thành cầu nối, mang tiếng nói của nhóm cộng động sống phụ thuộc rừng tới các nhà hoạch định chính sách. Như bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc Trung tâm SRD, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT đã phát biểu tại Hội thảo: “Các tổ chức PCP như những con kiến bò khắp nơi để mang kiến thức, chính sách đến với cộng đồng. Trong khuôn khổ của các dự án này, chúng tôi mong muốn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về VPA/FLEGT, tăng cường chia sẻ thông tin, gắn kết các bên liên quan.”

Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá cao vai trò phản biện xã hội của các tổ chức PCP trong việc thúc đẩy quá trình tham vấn các bên liên quan. "Sự tham gia và tham vấn của các tổ chức PCP trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA/FLEGT không chỉ là yêu cầu của EU mà cũng là mong muốn của Chính phủ Việt Nam"- bà Vân nhấn mạnh.

Tài liệu của hội thảo có thể tải tại đây

Hình ảnh về hội thảo có thể tại tại đây

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt