MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Khảo sát hệ thống thâm canh lúa nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu

khaosatSRI CC

Nông dân địa phương tham gia vào mô hình thâm canh lúa cải tiến của SRD

Từ ngày 10-13/1 vừa qua, các cán bộ của trung tâm SRD đã có chuyển thực địa tới Bắc Kạn để gặp gỡ nông dân và chính quyền địa phương để đánh giá sơ bộ quan điểm của các bên liên quan về sự áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) và các vấn đề liên quan đến việc nhân rộng hệ thống. Đây là một phần trong dự án "Nông dân thử nghiệm hệ thống thâm canh lúa cải tiến nhằm ứng phó với BĐKH ở Bắc Kạn" được tài trợ bởi Cordaid.

Dự án được phát triển từ thành công của dự án "Đẩy mạnh và phát triển các hệ thống lúa giống của nông dân", đây là dự án được triển khai trong ba năm tại tám huyện của tình Bắc Kan với mục tiêu nâng cao năng lực cho nông dân trong sản xuất lúa giống bền vững và vận động thay đổi chính sách để thừa nhận vai trò của nông dân trong sản xuất lúa giống. Dự án này đã lồng ghép các kĩ thuật của hệ thống SRI và mang lại kết quả tích cực. Cụ thể, sản lượng gạo đã tăng từ 20-30% và thu nhập của các hộ nông dân tham gia vào dự án tăng 15-25%, đảm bảo sinh kế phát triển cho người dân địa phương. Bản đánh giá cuối kỳ của dự án đề xuất nên nhân rộng áp dụng hệ thống SRI trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kan.

Dự án sắp tới của SRD sẽ hướng đến 120 hộ nông dân trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Bắc Kan. Dự án nhằm xây dựng năng lực cho các cán bộ và nông dân địa phương trong việc quản lý hệ thống SRI hiệu quả, thúc đẩy nông dân triển khai các mô hình SRI nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng các đề xuất lớn hơn để mở rộng các diện tích áp dụng SRI ở Bắc Kan nhằm nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho nông dân nghèo trong tỉnh.

Cũng như những dự án trước của SRD, vấn đề giới cũng sẽ được lồng ghép vào tất cả các hoạt động của dự án sắp tới; dự án sẽ phối hợp với cộng đồng dân tộc để xây dựng kĩ năng lãnh đạo cho phụ nữ và quan tâm đến các nhu cầu thực tế của phụ nữ. Dự án trước đây đã thu hút được sự tham gia của 90% phụ nữ trong địa bàn vào "Lớp học đồng ruộng", giúp nâng cao sự tự tin và sự thừa nhận của cộng đồng đối với vai trò của phụ nữ.

Ngày 13/1, nhóm cán bộ SRD đã phối hợp với các đối tác địa phương, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Kan tổ chức hội thảo lập kế hoạch cho dự án "Nông dân triển khai hệ thống SRI nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu ở tỉnh Bắc Kan". Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 50 nông dân, cán bộ khuyến nống và lãnh đạo địa phương từ các huyện trong tỉnh.

Tại hội thảo, đại diện cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, ông Nguyễn Bá Quân đã chia sẻ về những thách thức và cơ hội của hệ thống SRI ở tỉnh Bắc Kan. Trong đó, thiếu chính sách chính thức về hệ thống SRI, thiếu sự chỉ đạo của chính quyền là những thách thức đối với sự thành công của hệ thống. Thêm nữa, những thói quan canh tác truyền thống của nông dân cũng là một khó khăn khi phải thay đổi sang một phương pháp mới. Tuy nhiên, SRI mang lại cho địa phương rất nhiều những cơ hội. "SRI là một thành tựu lớn cho nông thôn nghèo. Triển khai áp dụng các kĩ thuật không đòi hỏi đầu tư lớn nên nông dân nghèo có thể tiếp cận được với phương pháp này", ông Quân nói.

khaosatSRI CC 1

Ông Nguyễn Bá Quân, Cục phó cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, trình bày tại hội thảo

Ông Trương Quốc Cần, trưởng phòng Truyền thông, Nghiên cứu và Vận động chính sách của SRD cho rằng một trong những lợi ích rõ rang của hệ thống SRI là tính đơn giản và dễ thực hiện. "Chỉ sau hai đến ba tuần, nông dân đã cảm thấy tự tin thực hành các phương pháp. SRI cũng là một phương pháp linh hoạt nên nông dân có thể làm quen với các kĩ thuật nhanh chóng kết hợp tận dụng các thói quen sẵn có phù hợp với điều kiện địa phương mà không cần phải áp dụng toàn bộ các kĩ thuật mới."

Đại diện cho chính quyền địa phương, ông Đặng Văn Sơn, Phó Cục trưởng Cục nông nghiệp chia sẻ rằng các lãnh đạo tỉnh và Cục hoàn toàn ủng hộ thử nghiệm mô hình SRI vì đây là một kĩ thuật tiên tiến, có khả năng tăng sản lượng gạo trong tỉnh. Ông cũng khuyến khích nông dân và các cán bộ dự án tiếp tục thu thập các số liệu thành công của mô hình SRI. Ông cũng tin tưởng rằng trong vòng một năm triển khai sẽ thu được các số liệu quan trọng và tích cực để minh chứng cho sự hiệu quả của mô hình này.

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt