MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

SRD Tham vấn - nghiên cứu để hành động thực thi lâm luật và quản trị rừng

Với vai trò là trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT, SRD đã triển khai 3 dự án liên quan đến VPA FLEGT, bao gồm: Dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội và cộng đồng sống phụ thuộc rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình VPA” tài trợ bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO); Dự án “Thúc đẩy thực hiện FLEGT tại Đông Nam Á thông qua việc đẩy mạnh sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội” tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU); và Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng trong ngành lâm nghiệp” tài trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID).

download

Giám đốc SRD Vũ Thị Bích Hợp chia sẻ thông tin tại lớp tập huấn

Trong khuôn khổ các dự án trên, SRD đã điều phối và triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên mạng lưới về các vấn đề liên quan tới Chương trình FLEGT, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân sống phụ thuộc rừng và đã có những đóng góp tích cực, giá trị cho các văn bản liên quan tới Hiệp định đối tác tự nguyện mà Chính phủ Việt Nam và các nước Liên minh Châu Âu (EU) đang đàm phán.

Năm 2012, SRD đã điều phối các thành viên mạng lưới tiến hành tham vấn cộng đồng về gỗ hợp pháp tại 33 thôn/14 xã/6 huyện tại Yên Bái, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả tham vấn cộng đồng đã đóng góp vào Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (TLAS) là 2 văn bản quan trọng đang đàm phán giữa Việt Nam và EU.

Năm 2013, đánh giá tác động sinh kế (LIA) của hiệp định VPA FLEGT tới 3 nhóm dễ bị tổn thương: Nhóm hộ dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng nhưng ko có đất rừng, nhóm hộ trồng rừng trên đất ko có quyền sử dụng đất, nhóm hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ (xưởng mộc, làng nghề). Báo cáo đánh giá tác động sinh kế đã đưa ra khuyến nghị về giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất, quyền theo luật tục, hay các quy định về đăng ký doanh nghiệp, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm lao động… Báo cáo này cũng nêu ra một số vấn đề như thiếu dữ liệu thống kê quốc gia về các nhóm hộ nói trên, thiếu thông tin về chuỗi cung gỗ/đường đi của gỗ, khác biệt về mặt địa lý giữa các vùng ảnh hưởng đến cấu trúc ngành sản xuất gỗ, năng lực của các cơ quan liên quan trong thực thi chính sách ở địa phương, và không kém phần quan trọng là sự cần thiết của hệ thống giám sát độc lập do các tổ chức dân sự thực hiện.

Năm 2013, nghiên cứu một số điều khoản của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng. Được thực hiện ở 9 xã thuộc 7 huyện của các tỉnh Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, nghiên cứu đã chỉ ra bất cập về địa vị pháp lý của hộ gia đình và cộng đồng trong lâm nghiệp, nghĩa vụ đối với quản lý rừng, quyền sử dụng tài nguyên rừng và tham gia các dịch vụ môi trường rừng, quyền sử dụng đất gắn với sử dụng rừng, cơ chế thưởng phạt, vay vốn, chia sẻ lợi ích, giám sát… Khoảng cách giữa chính sách ban hành và việc thực thi các chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nghiên cứu đề xuất thay đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng theo hướng bảo đảm phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững (trong đó có đảm bảo sinh kế cho người làm nghề rừng), chứ ko chỉ quy định nhiệm vụ hành chính là bảo vệ rừng và phát triển rừng.

Năm 2014, nghiên cứu điểm về tác động sinh kế ở 2 huyện trung du phía Bắc (Phú Lương, Yên Bình) và 2 làng nghề mộc vùng đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng) để minh họa, bổ sung cho nghiên cứu tác động sinh kế tổng quan năm 2013. Các nghiên cứu điểm đã minh họa rõ hơn tác động tiềm ẩn của hiệp địnhHiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản đến các hộ trồng và khai thác rừng, hộ sơ chế và chế biến gỗ, nhóm công nhân lao động, hộ làng nghề. Đa số các hộ sẽ chịu tác động tiêu cực về sinh kế trong ngắn hạn khi Hiệp đinh đối tác tự nguyện được ký kết. Trong dài hạn, khi các hộ có đủ khả năng thích nghi, ngành sản xuất gỗ được cải tổ, các hộ có khả năng thích nghi tốt hơn có điều kiện để phát triển sản xuất do được mở rộng thị trường xuất khẩu và giá cả cạnh tranh.

Để giúp các hộ này vượt qua khó khăn trong ngắn hạn, nghiên cứu đã khuyến nghị về giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng, các quy định về đăng ký doanh nghiệp, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, chế độ với người lao động …Ngoài ra, chủ đề nghiên cứu khác là đánh giá khả năng đáp ứng TLAS của hộ gia đình trong chuỗi cung gỗ. Nghiên cứu tập trung vào các mắt xích là khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến. Đã phỏng vấn 499 hộ dân tại nhiều xã thuộc 6 huyện của 6 tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị chính sách như khai thác gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây phân tán, tinh giản thủ tục mua bán vận chuyển và thủ tục khai thác rừng trồng và cây phân tán, cấp quyền sử dụng đất, các quy định về đăng ký sinh doanh, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, chế độ với người lao động, phát triển vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, mô hình tổ nhóm sản xuất.

Năm 2015, SRD và mạng lưới đang tiến hành điều tra cơ bản để phục vụ cho Giám sát độc lập về khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình trong vài năm tiếp theo. Tiến trình giám sát độc lập được thí điểm ở 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum trong năm 2015, và có thể mở rộng thêm năm 2016. Mục tiêu cuối cùng của giám sát độc lập do các tổ chức xã hội dân sự thực hiện không chỉ để theo dõi năng lực tuân thủ của các nhóm hộ dễ bị tổn thương, đồng thời phổ biến các phát hiện và kêu gọi thay đổi chính sách để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương. 

Là chủ tịch Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ trong Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT), SRD đóng vai trò dẫn dắt và thay mặt cho xã hội dân sự trong các tranh luận về các vấn đề liên quan tới Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT). Kế hoạch hành động FLEGT nhằm giải quyết vấn đề khai thác bất hợp pháp và các hoạt động thương mại liên quan, góp phần nâng cao năng lực quản lý rừng của Nhà nước và khởi động chiến lược sản phẩm xanh.

Ngô Chính

Nguồn: http://www.tapchitainguyenvamoitruong.vn/383/TNMT/13285/SRD-Tham-van--nghien-cuu-de-hanh-dong-thuc-thi-lam-luat-va-quan-tri-rung.html

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt