MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Hành động toàn cầu – Chiến dịch 16 ngày phụ nữ nông thôn

Phụ nữ đang chung sức để giành về cho mình quyền, kiến thức và kỹ năng. Phụ nữ nông thôn ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động khẳng định quyền của mình, với vai trò là người nông dân và người làm nông nghiệp, trong việc mở rộng và lồng ghép nông nghiệp sinh thái, khuyến khích chống lại những hành động gây tổn hại tới sức khỏe và môi trường, chống lại sự toàn cầu hóa và tập đoàn nông nghiệp.

Tại sao lại là một chiến dịch dành cho phụ nữ nông thôn?

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, là người lưu trữ hạt giống và trực tiếp canh tác, là người chủ trong gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi và chưa được coi trọng bởi các mối đe dọa về đất đai, hạt giống, nguồn nước và các nguồn lực sản xuất khác - những nguồn lực thiết yếu cho cộng đồng sống phụ thuộc có thể sinh tồn.

Nghèo đói ngày nay vẫn có tác động nặng nề đối với phụ nữ nông thôn, những người đóng vai trò chủ chốt mang lại thu nhập cho gia đình đồng thời quản lý tài chính. Riêng về vấn đề ô nhiễm nguồn nước, phụ nữ nông thôn phải chịu ảnh hưởng lớn hơn nữa khi họ phải thường xuyên làm công việc cung cấp nước dùng cho gia đình.

Hành động toàn cầu – Chiến dịch 16 ngày phụ nữ nông thôn là gì

Đây là chuỗi các hành động của các nhóm phụ nữ và phụ nữ nông thôn từ các nước khác nhau từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 10. Các hoạt động từ việc nâng cao nhận thức (qua các diễn đàn hoặc thảo luận nhóm) tới báo chí và truyền thông xã hội, và hoạt động vận động hành lang. Ít nhất có 25 quốc gia dự kiến sẽ tham gia vào chuỗi hoạt động này. Ngày 15 tháng 10 (Ngày Quốc tế Phụ nữ Nông thôn) sẽ có những hoạt động song song hoặc kết hợp của các nhóm phụ nữ và phụ nữ nông thôn trên khắp thế giới.

Mục đích của Hành động toàn cầu – Chiến dịch 16 ngày phụ nữ nông thôn tại Việt Nam là gì?

  1. Nâng cao nhận thức công chúng về sự lãnh đạo, vai trò và khẳng định các quyền của phụ nữ nông thôn;
  2. Nhấn mạnh các tác động cụ thể của những hóa chất độc hại tới người phụ nữ nông thôn;
  3. Cung cấp thông tin và chuyển tiếp tới các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách chương trình nghị sự về phụ nữ nông thôn và những nhu cầu về nông nghiệp sinh thái, thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường

Bạn có thể tham gia Hành động toàn cầu – Chiến dịch 16 ngày phụ nữ nông thôn tại Việt Nam ở đâu?

Chiến dịch nông nghiệp sinh thái:

Thời gian: 08.30 - 12.00, ngày 16 tháng 10 năm 2015

Địa điểm: Nhà cộng văn hóa xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

 

Sự kiện dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn người dân tại 23 thôn tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương và các cá nhân, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng lân cận.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về các hoạt động của sự kiện, vui lòng liên lạc:

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Điện thoại: 091 2772 368

 

   

       

Nông nghiệp

sinh thái

vì cuộc sống

của phụ nữ

 


KHUYẾN KHÍCH BẢO VỆ SỨC KHỎE, MÔI TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM AN TOÀN

 

16/10/2015

 

 PANAP

 

logo 10 năm TA-01resized

 

Nolandnolife

THÔNG TIN CHI TIẾT

Gần đây, an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, nhất là phụ nữ - những người đang tìm kiếm các nguồn cung cấp nông sản an toàn và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, ngày nay nông dân đặc biệt là phụ nữ, có nhu cầu lớn về bảo vệ sức khỏe, sử dụng thực phẩm an toàn và môi trường trong sạch.
Bắt nguồn từ những tác động tiêu cực của việc lạm dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp và thực phẩm tới sức khỏe và môi trường, cụ thể là ô nhiễm nguồn nước, dư lượng hóa chất độc hại trong thực phẩm, xói mòn đất và sự gia tăng các bệnh dịch ở người và động vật, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đã thực hiện các dự án "Nông nghiệp Sinh thái" nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho người nông dân và hỗ trợ họ trong áp dụng các phương pháp canh tác giảm lượng hóa chất đầu vào tới mức tối thiểu.
Các dự án này nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn của chính phủ, các bên cũng đang theo đuổi cùng một mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng tới mọi người đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Phụ nữ đã và đang tham gia các hình thức đấu tranh khác nhau tại đồng ruộng, tại các buổi diễu hành đường phố, tại nghị viện và các trung tâm thành phố. Phụ nữ là người đi đầu từ hoạt động phản đối sự tham gia của quân đội Mỹ tại chiến trường Iraq, các cuộc đấu tranh về quyền con người, đòi quyền tự do và công lý về đất đai và nơi làm việc. Phụ nữ nông thôn đang chống lại các tập đoàn độc quyền phi phát triển trong nông nghiệp và tự do thương mại.
Tại châu Á, nông dân, phụ nữ và công nhân đang tổ chức các hoạt động chống lại các tập đoàn đa quốc gia như Syngenta và Monsanto nhằm yêu cầu sự tự chủ về lương thực. Phụ nữ nông dân đã và đang tham gia các lĩnh vực thực hành nông nghiệp và sinh kế bền vững, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình và quyền bình đẳng trong gia đình và cộng đồng.
Họ cũng đang tham gia đóng góp ý kiến về các chính sách quốc gia để kết hợp với các chương trình nghị sự của phụ nữ và sẽ được đệ trình trong quốc hội. Phụ nữ nông thôn đã và đang là những nhà lãnh đạo, cán bộ nguồn, diễn giả và họ thể hiện sức mạnh, lòng quả cảm, đối mặt với sự gia tăng nghèo đói và khủng hoảng lương thực thế giới.
Một trong những thách thức lớn nhất là thúc đẩy người nông dân đặc biệt là phụ nữ để theo đuổi và mở rộng mô hình nông nghiệp sinh thái và sản xuất các sản phẩn an toàn, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
"Chiến dịch nông nghiệp sinh thái" được kỳ vọng sẽ giúp người phụ nữ nông dân nâng cao hiểu biết, có cái nhìn tích cực về nông nghiệp sinh thái, từ đó sẽ khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong việc thực hành sản xuất nông nghiệp sinh thái trong tương lai. Bên cạnh đó, chiến dịch nông nghiệp sinh thái có thể sẽ cung cấp thông tin và chuyển tiếp tới chương trình nghị sự của phụ nữ nông thôn và yêu cầu tới các nhà hoạch định chính sách các cấp về nông nghiệp sinh thái, sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Đơn vị tổ chức

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)
SRD là một trong số các tổ chức phi chính phủ hàng đầu Việt Nam, hỗ trợ các cộng đồng nông thôn nghèo thích ứng với sự thay đổi môi trường và quản lý sinh kế bền vững. SRD đã đạt được những thành công đáng kể nhờ áp dụng phương pháp tiếp cận một cách tổng thể ở tất cả các cấp, từ hoạt động xây dựng năng lực cấp cơ sở đến vận động chính sách cấp toàn cầu
Được thành lập vào tháng 3 năm 2006, SRD kế thừa 28 năm kinh nghiệm từ Tổ chức hợp tác quốc tế vì sự đoàn kết và phát triển (CIDSE) tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ quốc tế đã triển khai thành công rất nhiều các dự án phát triển tại Việt Nam trong khoảng thời gian 1975-2005. Năm 2005, khi CIDSE Việt Nam đã đạt được mục tiêu chuyển giao cho người Việt Nam các hoạt động phát triển của tổ chức và SRD đã được ra đời nhằm tiếp tục theo đuổi mục tiêu hỗ trợ các cộng đồng nông thôn nghèo ở Việt Nam.
Vào tháng 3/2006, SRD đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 281/QĐ-LHH của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận đăng ký khoa học và công nghệ số A-498 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt