MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Tập huấn ứng dụng GIS trong giám sát độc lập của VNGO-FLEGT

Từ ngày 14 đến 18/9/2015 tại TP. Hòa Bình, Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tổ chức hội thảo tập huấn "Tìm hiểu khả năng ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong Giám sát độc lập" cho các tổ chức thành viên Mạng lưới.
Hội thảo tập huấn nhằm giúp các học viên hiểu được ý nghĩa của ảnh vệ tinh và bản đồ kỹ thuật số như một công cụ hữu hiệu trong bộ công cụ vận động chính sách (advocacy toolbox) về lâm nghiệp tại Việt Nam. Với ứng dụng công nghệ GIS, các tổ chức xã hội có thể nhận diện, phân tích và sử dụng các dữ liệu không gian phục vụ cho hoạt động vận động chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng.

The participants of the training workshopCác thành viên tham gia hội thảo

Giảng viên của tập huấn gồm tiến sĩ Geoffrey Griffiths, tiến sĩ David Young đến từ trường đại học Reading (nước Anh) và hai chuyên gia đến từ đối tác FERN là ông Rudi Kohnert và bà Perrine Fournier. 15 học viên - đại diện các tổ chức thành viên của Mạng lưới VNGO-FLEGT trong cả nước đã tham gia chương trình tập huấn kéo dài 5 ngày này. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Trưởng ban điều hành VNGO-FLEGT là đơn vị điều phối chính trong việc tổ chức Hội thảo.
Trong phần mở đầu hội thảo tập huấn, bà Perrine Fournier đại diện tổ chức FERN đã chia sẻ về tầm quan trọng của giám sát rừng độc lập trong tiến trình đàm phám VPA và sự hợp tác giữa FERN và Mạng lưới VNGO-FLEGT. Bà Vũ Thị Bích Hợp – Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT, Giám đốc SRD đã tóm lược các hoạt động liên quan tới vận động chính sách về Hiệp định đối tác tự nguyện - VPA/FLEGT đã và đang tiến hành tại Việt nam. Bà Hợp nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống GIS trong giám sát rừng độc lập rừng cũng như vai trò của VNGO- FLEGT trong giám sát rừng độc lập trong tiến trình đám phán VPA giữa Việt Nam và EU.

Trao đổi với hai giảng viên từ trường Reading và chuyên gia từ FERN, bà Hợp đã chia sẻ những thành tựu và thách thức, những đặc thù trong hoạt động giám sát rừng độc lập của Việt Nam so với các nước khác đã và đang trong quá trình đàm phán VPA. Các chuyên gia ủng hộ những đề xuất mà bà Hợp đưa ra về hoạt động của VNGO- FLEGT trong thời gian tới, đặc biệt trong giám sát rừng độc lập và việc triển khai mở rộng ứng dụng QGIS trong quản lý thông tin hiện trạng sử dụng đất rừng, loại rừng và các bên liên quan trong chuỗi cung gỗ.

Dr.Young shared his experiences

Tiến sĩ Young chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc ứng dụng QGIS

Tiến sĩ Geoffrey đã giúp các học viên hiểu được những kiến thức khái quát về phần mềm Hệ thống thông tin địa lý - QGIS 2.10. Tiến sĩ David Young phân tích việc ứng dụng QGIS trong giám sát rừng độc lập thông qua mô hình 7 bước dựa trên thực tế, gồm: Xác định những phản ứng mong đợi; Làm sao để tiếp cận những người phù hợp; Họ sẽ quan tâm tới những gì; Làm sao để tạo ra những thứ đó; Cần dữ liệu gì cho những thứ đó; Làm sao để thu thập được; Dữ liệu gì có thể có.

Bên cạnh đó, tiến sĩ David Young đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng phần mềm QGIS trong giám sát rừng độc lập ở các nước Tây và Nam Phi (điển hình là Cameron), và ở Indonesia trong tiến trình đàm phán VPA.

The trainers helped trainees understand QGIS software

Giảng viên hướng dẫn học viên về QGIS

Tiếp đó, dựa trên vùng nghiên cứu tại các địa bàn Bình Định, Kon Tum, Hòa Bình và Nghệ An, các học viên được chia nhóm để thực hành sử dụng QGIS 2.10 tạo lập bản đồ kết hợp với thiết bị định vị GPS và ảnh vệ tinh. Học viên và giảng viên đã cùng thảo luận về những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu tiền trạm, cũng như khả năng có thể giải quyết bằng ứng dụng QGIS, nhằm tăng cường hiệu quả của tiến trình giám sát rừng độc lập của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, từ đó đưa ra những báo cáo xác thực, đóng góp hiệu quả vào tiến trình đàm phán VPA của Việt Nam.

Ngày thứ ba của hội thảo tập huấn, giảng viên và học viên đã đi thực địa tại hai xã Dân Hạ và Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để thu thập dữ liệu bản đồ bằng thiết bị GPS và phỏng vấn bên liên quan.. Ngày thứ tư, các học viên thực hành nhóm tạo lập bản đồ bằng phần mềm QGIS. Ngày thứ năm, các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về định hướng sử dụng công nghệ GIS trong các hoạt động mạng lưới trong tương lai.

Một số hình ảnh của chuyến tập huấn:

IMG 2876

 

IMG 2874

 

Trợ giảng hỗ trợ học viên trong việc thực hành QGIS

 

-SRD-

Từ ngày 14 đến 18/9/2015 tại TP. Hòa Bình, Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tổ chức hội thảo tập huấn “Tìm hiểu khả năng ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong Giám sát độc lập” cho các tổ chức thành viên Mạng lưới.

Hội thảo tập huấn nhằm giúp các học viên hiểu được ý nghĩa của ảnh vệ tinh và bản đồ kỹ thuật số như một công cụ hữu hiệu trong bộ công cụ vận động chính sách (advocacy toolbox) về lâm nghiệp [WU1] tại Việt Nam. Với ứng dụng công nghệ GIS, các tổ chức xã hội có thể nhận diện, phân tích và sử dụng các dữ liệu không gian phục vụ cho hoạt động vận động chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng.

Giảng viên của tập huấn gồm tiến sĩ Geoffrey Griffiths, tiến sĩ David Young đến từ trường đại học Reading (nước Anh) và hai chuyên gia đến từ đối tác FERN là ông Rudi Kohnert và bà Perrine Fournier. 15 học viên - đại diện các tổ chức thành viên của Mạng lưới VNGO-FLEGT trong cả nước đã tham gia chương trình tập huấn kéo dài 5 ngày này. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Trưởng ban điều hành VNGO-FLEGT là đơn vị điều phối chính trong việc tổ chức Hội thảo. 

Trong phần mở đầu hội thảo tập huấn, bà Perrine Fournier đại diện tổ chức FERN đã chia sẻ về tầm quan trọng của giám sát rừng độc lập trong tiến trình đàm phám VPA và sự hợp tác giữa FERN và Mạng lưới VNGO-FLEGT. Bà Vũ Thị Bích Hợp – Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT, Giám đốc SRD đã tóm lược các hoạt động liên quan tới vận động chính sách về Hiệp định đối tác tự nguyện - VPA/FLEGT đã và đang tiến hành tại Việt nam. Bà Hợp nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống GIS trong giám sát rừng độc lập rừng cũng như vai trò của VNGO- FLEGT trong giám sát rừng độc lập trong tiến trình đám phán VPA giữa Việt Nam và EU.

 

Trao đổi với hai giảng viên từ trường Reading và chuyên gia từ FERN, bà Hợp đã chia sẻ những thành tựu và thách thức, những đặc thù trong hoạt động giám sát rừng độc lập của Việt Nam so với các nước khác đã và đang trong quá trình đàm phán VPA. Các chuyên gia ủng hộ những đề xuất mà bà Hợp đưa ra về hoạt động của VNGO- FLEGT trong thời gian tới, đặc biệt trong giám sát rừng độc lập và việc triển khai mở rộng ứng dụng QGIS trong quản lý thông tin hiện trạng sử dụng đất rừng, loại rừng và các bên liên quan trong chuỗi cung gỗ.

 

Tiến sĩ Geoffrey đã giúp các học viên hiểu được những kiến thức khái quát về phần mềm Hệ thống thông tin địa lý - QGIS 2.10. Tiến sĩ David Young phân tích việc ứng dụng QGIS trong giám sát rừng độc lập thông qua mô hình 7 bước dựa trên thực tế, gồm: Xác định những phản ứng mong đợi; Làm sao để tiếp cận những người phù hợp; Họ sẽ quan tâm tới những gì; Làm sao để tạo ra những thứ đó; Cần dữ liệu gì cho những thứ đó; Làm sao để thu thập được; Dữ liệu gì có thể có.

 

Bên cạnh đó, tiến sĩ David Young đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng phần mềm QGIS trong giám sát rừng độc lập ở các nước Tây và Nam Phi (điển hình là Cameron), và ở Indonesia trong tiến trình đàm phán VPA.

 

Tiếp đó, dựa trên vùng nghiên cứu tại các địa bàn Bình Định, Kon Tum, Hòa Bình và Nghệ An, các học viên được chia nhóm để thực hành sử dụng QGIS 2.10 tạo lập bản đồ kết hợp với thiết bị định vị GPS và ảnh vệ tinh. Học viên và giảng viên đã cùng thảo luận về những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu tiền trạm, cũng như khả năng có thể giải quyết bằng ứng dụng QGIS, nhằm tăng cường hiệu quả của tiến trình giám sát rừng độc lập của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, từ đó đưa ra những báo cáo xác thực, đóng góp hiệu quả vào tiến trình đàm phán VPA của Việt Nam.

 

Ngày thứ ba của hội thảo tập huấn, giảng viên và học viên đã đi thực địa tại hai xã Dân Hạ và Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để thu thập dữ liệu bản đồ bằng thiết bị GPS và phỏng vấn bên liên quan.. Ngày thứ tư, các học viên thực hành nhóm tạo lập bản đồ bằng phần mềm QGIS. Ngày thứ năm, các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về định hướng sử dụng công nghệ GIS trong các hoạt động mạng lưới trong tương lai.  


 [WU1]GIS đã đc sử dụng ở VN lâu rồi mà

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt