MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Sự kiện bên lề của Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí Hậu (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh là hội nghị thưởng đỉnh về khí hậu lớn nhất hiện nay kể từ COP21 (2015) với sự tham gia của đại diện trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo cảnh báo của Liên Hợp Quốc và giới khoa học, nếu các chính phủ trên thế giới không hành động quyết liệt nhằm cắt giảm mức khí thải ngay lập tức, phần lớn Trái Đất sẽ hứng chịu thảm họa khí hậu trong tương lai không xa. Tình trạng nước biển dâng, song nhiệt kéo dài và nghiêm trọng, ngày càng nhiều giống loài tuyệt chủng là hậu quả rõ rệt vài năm qua.

Chính vì thế, Hội nghị COP26 về BĐKH được kỳ vọng đạt bước tiến cho quy định mua bán phát thải carbon và tương lai thoát ly than đá. Có 4 vấn đề chính tại COP26 được giới quan sát, các nhà đàm phán và công chúng đặc biệt quan tâm gồm: Hỗ trợ tài chính khí hậu, thị trường mua bán phát thải carbon, than đá và khí methane.

Tại Hội nghị COP26, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - đại diện cho Nhóm Công tác về BĐKH (CCWG), cùng với các đối tác, tổ chức phi chính phủ quốc tế CARE International (CI), Climate Net, Family Health International (FHI 360) và Margaret Pyke Trust, with the Population & Sustainability Network (MPT/PSN) đã tổ chức thành công sự kiện bên lề (Side event) với chủ đề “Không dễ dàng để thích ứng cấp cộng đồng và khả năng chống chịu” (No pot of gold for community adaptation and system resilience). Tại sự kiện, đại diện SRD và Mạng lưới CCWG đã có những chia sẻ về những khó khăn các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, đặc biệt là những tổ chức phi chính phủ với quy mô nhỏ đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống BĐKH là hạn chế trong tiếp cận với những quy trình và cơ chế của nguồn tài chính khí hậu. Bên cạnh đó, SRD cũng đã có đưa ra một số những khuyến nghị từ góc độ của TCXH:

(i)                 Cộng đồng quốc tế cần nâng cao và phát triển nguồn tài chính khí hậu để rút ngắn khoảng cách tài chính thích ứng nhằm giúp đỡ những cộng đồng dễ bị tổn thương;

(ii)              Chính phủ mở rộng quy mô chi tiêu công nhằm hỗ trợ NGOs;

(iii)            Hệ thống giám sát tốt hơn nhằm giám sát nỗ lực quốc tế và quốc gia, dòng tài chính;

(iv)             Thị trường khí hậu nên cắt giảm 5% để chuyển cho nguồn tài chính khí hậu, tập trung vào hỗ trợ việc thích ứng với BĐKH;

(v)               Hướng tới mục tiêu tài chính khí hậu toàn cầu sau năm 2025.

Sự kiện bên lề đã đưa ra những bằng chứng, các giải pháp sáng tạo và quan hệ đối tác đa ngành để tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính khí hậu quốc tế và trong nước nhằm phụ hồi và thích ứng với những kỳ vọng về phục hồi và thích ứng như lồng ghép bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản và những thiệt hại ở Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt